A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYỂN ĐỔI SỐ Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đối số là xu thế tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Kon Tum là tỉnh nông nghiệp nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng nông nghiệp thông minh, tiến tới nông nghiệp số càng cần phải được chú trọng.

Hiện nay, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đạt một số kết quả nhất định. Tính riêng năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đạt 17,16% so với tổng giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản; triển khai ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong công tác quản lý bảo vệ rừng; đã thành lập và đưa vào hoạt động 01 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen; một số khu nông nghiệp ứng dụng CNC còn lại đang hoàn thiện hồ sơ hình thành.

 

Tuy nhiên, với lối canh tác truyền thống theo hộ nông dân hoặc tổ hợp tác nhỏ lẻ khiến sản xuất vừa manh mún vừa thiếu đồng bộ, chất lượng sản phẩm hàng hóa không đồng nhất, sức cạnh tranh không cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, nông dân thu nhập thấp.

 

Để phát huy hết tiềm năng, để người nông dân có thể làm giàu trên mảnh đất của mình, cần thay đổi từ tư duy đến cách làm nông nghiệp. Trong đó, chuyển đối số nền nông nghiệp có vai trò quan trọng, đem lại bước chuyển mình mạnh mẽ cho nông nghiệp tỉnh nhà.

 

Áp dụng công nghệ vào sản xuất giúp người lao động giảm chi phí

đầu tư, nâng cao giá trị hàng hóa. Ảnh: Q.T

 

Đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh ta đã thể hiện quyết tâm phát triển nông nghiệp với việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng CNC gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Trong đó, rà soát, đẩy mạnh dồn đổi đất để phát triển một số vùng, khu sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng CNC, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ. Phấn đấu chuyển đổi, nâng diện tích cây ăn quả lên khoảng 10.000ha; đến năm 2030 mỗi huyện có 1 khu nông nghiệp ứng dụng CNC.

 

Ông Phạm Thanh - Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen cho biết: “Hiện nay trên địa bàn thị trấn Măng Đen đã có một số doanh nghiệp ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hoá các yếu tố “nước, phân, cần, giống” và chuyển vào các thiết bị kết nối intenet như máy tính, điện thoại. Khi dùng những thiết bị này, họ có thể đi bất cứ đâu nhưng vẫn biết rõ tình hình sản xuất của trang trại. Việc làm này đã giúp các chủ nông trại giảm công lao động, chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có đầu ra ổn định”.

 

Những kết quả bước đầu của việc ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có, song chưa nhiều. Và đó cũng chỉ là những điển hình về sản xuất nông nghiệp CNC chứ chưa hẳn là “nông nghiệp số”.

 

Bởi lẽ, nông nghiệp CNC là thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, còn “nông nghiệp số” là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất theo dây chuyền, chính xác, chặt chẽ và không đòi hỏi sự hiện diện của con người.

 

Cái khó là nhận thức về chuyển đổi số vẫn đang ở mức hạn chế. Dù internet có mặt ở Việt Nam hàng chục năm qua, và đang phát triển nhanh như vũ bão; dù khái niệm “công nghệ 4.0” đã trở nên phổ thông, nhưng cho đến nay, tại nhiều hội thảo, toạ đàm, câu hỏi “Chuyển đổi số là gì”, “Làm thế nào để chuyển đổi số thành công” vẫn thường xuyên được đặt ra, với nhiều trăn trở.

 

Bà Phan Thị Yến, Tổ dân phố 2a, thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) bộc bạch: “Trên thực tế, tôi và rất ít nông dân trên địa bàn thị trấn Đăk Hà hiện nay được nghe và hiểu về công nghệ số. Mặc dù có nghe nói về ứng dụng công nghệ, về 4.0… nhưng thực tế là gì, làm sao thì chúng tôi cũng chưa hiểu”.

 

Bên cạnh đó, nhiều nông dân còn rụt rè, băn khoăn: “số hóa” thì mang lại lợi ích gì, trong khi sản xuất nông nghiệp CNC họ còn đang gặp nhiều khó khăn. Những câu hỏi này cho thấy việc thích ứng cũng như vận dụng công nghệ số trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn còn là thách thức.

 

Theo ông Phạm Xuân Khanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn lĩnh vực, không chỉ riêng nông nghiệp. Kon Tum là tỉnh nông nghiệp nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng nông nghiệp thông minh, tiến tới nông nghiệp số cần phải được chú trọng.

 

Tuy nhiên, chuyển đổi số là cuộc cách mạng lớn, mang tính lịch sử nên cần thận trọng, không thể nóng vội, càng không thể chạy theo phong trào. Do vậy, bắt đầu từ những chuyện cụ thể, như ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản, quản lý việc làm nông qua smartphone, giao dịch nông sản trên chợ điện tử..., thông qua những việc làm này để người nông dân tiếp cận số hoá, thay đổi tư duy, nhận thức và mạnh dạn tham gia nông nghiệp thông minh. 


Nguồn:Cổng TTĐT tỉnh Kon Tum Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 27
Hôm qua : 26
Tháng 09 : 634
Tháng trước : 1.504
Năm 2024 : 6.338
Liên kết cột trái