A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG KON BRĂP JU, XÃ TÂN LẬP

              Làng Kon BRăp Ju (thôn 5), xã Tân Lập là 1 trong 6 thôn, làng của xã Tân Lập; cách trung tâm Chính trị - Hành chính mới của huyện trên 10km. Làng có 150 hộ với 680 nhân khẩu, 97% là người dân tộc thiểu số (Ba Na - Jơ Lơng). Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Từ Quốc lộ 24 vào trung tâm làng trên 500m, đường vào làng là con đường đổ bê tông được nhà nước và nhân dân cùng làm (trong chương trình xây dựng nông thôn mới); vào làng phải đi qua cây cầu treo có độ dài trên 130m bắc qua con sông Đắk Pne; khi đi qua cầu treo nhìn thẳng vào làng là một ngôi nhà rông cao vút như một bức tranh toàn cảnh vô cùng đẹp, đây là nơi diễn ra mọi hoạt động của làng, con người nơi đây vô cùng hiền hòa và mến khách.

Cầu treo vào làng du lịch kon Brăp Ju

Trong những năm qua, tuy chưa được đầu tư và khai thác song đối với làng Kon BRăp Ju, xã Tân Lập đã tiếp đón rất nhiều lượt khách du lịch đến thăm quan và khám phá (đa số là khách nước ngoài đi theo tour, trong 2015 đã có 40 đoàn gồm 90 khách đi tham quan, du lịch).

Về tài nguyên Du lịch:

Đập Đắk Rơ

Cộng đồng làng Kon Brăp Ju :

- Là nhánh Banah, Jơ Lơng; hàng năm đều có phong tục của làng, điều tổ chức các lễ hội truyền thống như :

- Tháng 02 Lễ tết cổ truyền,khi phát rẩy xong( gọi là pơ lêh ).

- Tháng 4 dương lịch lễ xuống giống đầu năm( gọi là ET môt )

- Tháng 10 Lễ con dúi ( gọi ET đông)

- Tháng 11 hàng năm Lễ mừng lúa mới vào (gọi là. Et ba Koong),

- Trong 01 năm lễ hội tập trung tại nhà rông là 4 lần

- Lễ xuống giống sau khi xong tại nhà rông (gọi là ET choi) đầu tháng 4 âm lịch

- Lễ chuẩn bị làm cỏ đợt 2 mang giống lúa tỉa thừa đêm về nhà ( gọi là ET Tăh) tháng 6.

- Lễ ăn lúa mới và thu hoạch ( gọi là ET sa ba nao) tháng 11

- Lễ ăn mừng khi thu hoạch xong, nhập kho ( gọi là ET a kổm) là hết trong năm chuẩn bị cho đợt phát rẩy mới năm tiếp theo.

 - Lễ cúng máng nước.

 - Lễ đâm, bắn (ăn) trâu.

 Ngoài những lễ chính trên của cộng đồng, còn có những nghi lễ theo nông lịch sản xuất trong năm và việc riêng của từng gia đình như: Lễ chọn đất, lễ dọn rẫy, lễ đặt tên, trưởng thành, mừng sức khoẻ, mừng nhà mới, cưới xin, tang lễ, xả xui… Các lễ hội thường diễn ra đầu tháng 3 đến tháng 6 Âm lịch; lễ hội lớn nhất trong làng được tổ chức vào tháng 9 Âm lịch hàng năm (lễ Ét Ðông, theo tiếng Ba Na Jơ Lơng có nghĩa là lễ Tết ăn con dúi). Các lễ hội được diễn ra từ 01 đến 03 ngày, được tổ chức tại Nhà rông. Bên cạnh các lễ hội, ẩm thực nơi đây cũng vô cùng phong phú và đa dạng;  điều đặc biệt là trong tất cả các lễ hội, dù được tổ chức quy mô lớn hay nhỏ đều không thể vắng sự có mặt của tiếng cồng, tiếng chiêng và điệu múa xoang của  những thiếu nữ. Thêm một điều thú vị ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây thường làm và nghỉ, ngủ lại nhà đầm (người dân khai hoang rừng để canh tác và làm nhà đầm để ngủ lại canh rẫy), vì vậy làng trở thành điểm đến của khách du lịch nước ngoài để được trải nghiệm cách sinh hoạt và gắn bó với rừng như: đi đặt bẫy, thưởng thức món ăn ẩm thực vô cùng độc đáo không nơi nào có được và tận hưởng bầu không khí trong lành sau mỗi buổi sáng mai thức dậy.

Nhà rông sinh hoạt cộng đồng

  Phần lớn người dân nơi đây đều đoàn kết, thương yêu và gắn bó với nhau. Tổ chức cộng đồng khá chặt chẽ. Già làng là người có uy tín của dân làng, cộng đồng thân thiện và có kỹ năng giao tiếp tốt, người Bana, Jơ Lơng có truyền thống  gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa của địa phương mình, giỏi chế biến các món ăn bản địa; điều này rất thuận lợi cho phát triển du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó làng có nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát mây, tre…

 Cảnh quan đẹp, vô cùng phong phú, mát mẻ, có đập Đắk Rơ (tại làng Kon Brăp Ju), đường vào đập Đắk Rơ được đổ bê tông thuận tiện cho việc đi bộ ngắm cảnh; khung cảnh nơi đây rất đẹp, xung quanh đập là mặt hồ rộng, nước trong xanh, được bao quanh bởi rừng núi, rất mát mẻ uốn khúc bao quanh một phần diện tích và tạo thành ranh giới tự nhiên. Khi đến với làng, du khách được đi qua cây cầu treo được nối qua con Sông Đắk Pne, đoạn chảy qua địa phận xã Tân Lập có độ dài trên 130m rất độc đáo, hấp dẫn, giúp cho du khác có những cung bậc cảm xúc khác nhau.

 Làng Kon BRăp Ju, xã Tân Lập nhà rông, là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con nhân dân trong làng khi diễn các cuộc họp của thôn, làng, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống. Du khách khi đến làng cũng có thể lưu trú qua đêm tại nơi này. Làng đều có các nhà  đầm, đây là nhà đầm mà các hộ dân trong làng dựng lên để nghỉ ngơi, thuận tiện cho việc phát nương, làm rẫy. Ở mỗi ngôi nhà có diện tích khoảng 30 - 40m2, du khách khi đến thăm quan cũng có thể lưu trú lại nơi này qua đêm để tận hưởng không khí mát mẻ trong lành của núi rừng. Ngoài ra, hầu hết các hộ dân trong làng đều có nhà sàn, đây là nơi sinh hoạt chính của mọi gia đình.


Tác giả: tanlap
Nguồn:tanlap.konray.kontum.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 14
Hôm qua : 0
Tháng 11 : 72
Tháng trước : 466
Năm 2024 : 7.116
Liên kết cột trái